Sau khi phẫu thuật kết thúc, người bệnh được chuyển đến phòng hồi sức. Đây là khu vực gần phòng mổ, nơi có thiết bị giám sát và nhân viên được đào tạo đặc biệt. Vậy phòng hồi sức có chức năng gì? Người bệnh được chỉ định nằm phòng hồi sức trong những trường hợp nào? Bài viết dưới đây được bác sĩ CKII Lưu Kính Khương, Trưởng khoa Gây mê Hồi sức, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp chi tiết về loại phòng đặc biệt này, mời bạn đọc theo dõi.
Phòng hồi sức là gì?
Phòng hồi sức hay đơn vị chăm sóc sau gây mê, là không gian người bệnh được đưa đến sau phẫu thuật để tỉnh lại an toàn sau gây mê/gây tê và được chăm sóc hậu phẫu thích hợp. Đây là đơn vị không thể thiếu và có vai trò, chức năng quan trọng để cấu hình nên quy trình hoạt động của một bệnh viện đa khoa theo tiêu chuẩn an toàn và đầy đủ các yếu tố.
Vai trò của phòng hồi sức
Người bệnh đã phẫu thuật hoặc các thủ tục chẩn đoán cần thiết có sử dụng phương pháp gây mê/ gây tê hoặc an thần sẽ được đưa đến phòng hồi sức.
Tại đây, các dấu hiệu sinh tồn của họ như mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, nồng độ oxy trong máu… được theo dõi chặt chẽ cho đến khi thuốc mê/thuốc tê hết tác dụng. Người bệnh có thể bị mất phương hướng khi tỉnh lại khi đó bác sĩ và điều dưỡng của phòng hồi sức sẽ theo dõi để đảm Nbảo sức khỏe thể chất và tâm thần cho người bệnh. (1)
Khi nào được chỉ định nằm phòng hồi sức?
Sau khi phẫu thuật kết thúc, người bệnh được chuyển đến phòng hồi sức. Cụ thể, với người bệnh sau phẫu thuật không có diễn biến bất thường thì vào phòng hồi tỉnh để phục hồi sau gây tê/ gây mê; còn bệnh nhân nặng, mổ kéo dài có bệnh lý nội khoa phức tạp cần điều trị dài ngày thì mới chuyển phòng hồi sức.
Đây là khu vực gần phòng mổ, nơi có thiết bị giám sát và nhân viên được đào tạo đặc biệt. Ở một số bệnh viện, phòng hồi sức có thể có thể là không gian chung hoặc phòng riêng. Người bệnh được chỉ định nằm phòng hồi sức trong các trường hợp:
- Người bệnh sau phẫu thuật lớn, có nguy cơ biến chứng cao về suy hô hấp, sốc, chảy máu,… cần được theo dõi sát và liên tục.
- Người bệnh trong tình trạng suy đa cơ quan suy thận, suy gan, suy hô hấp… với các trang thiết bị y tế cần thiết trong phòng hồi sức trong khu chăm sóc người bệnh nguy kịch sẽ giúp theo dõi tình trạng và xử lý kịp thời các vấn đề.
- Người bị hôn mê, rối loạn tri giác sâu.
- Trường hợp nhiễm trùng huyết nặng cần được thực hiện điều trị tại phòng hồi sức
- Người bệnh sau mổ tim cũng có thể nằm phòng hồi sức để đảm bảo sự an toàn cho người bệnh.
- Ngộ độc cấp tính nghiêm trọng.
- Các trường hợp khác đe dọa trực tiếp tính mạng như: đường thở bị tắc nghẽn hoặc bị đe dọa, ngừng hô hấp, nhịp thở từ 8-40 nhịp thở mỗi phút, tim ngừng đập, mạch nhỏ hơn 40 hoặc lớn hơn 140 nhịp mỗi phút, cơn động kinh lặp đi lặp lại hoặc kéo dài,… (2)
Thông thường người bệnh nằm phòng hồi sức bao lâu?
Thời gian nằm phòng hồi sức phụ thuộc vào những yếu tố như tình trạng bệnh nhân, loại phẫu thuật/thủ thuật,.. Do vậy sẽ không có thời gian cố định nằm phòng hồi phục bao lâu. Người bệnh sẽ được nằm ở khoa hồi sức chứ không phải khoa cấp cứu nhưng nhìn chung, thời gian nằm có thể dao động từ vài giờ đến vài tháng, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể về thời gian nằm phòng hồi sức:
- Sau phẫu thuật tim: 1-3 ngày.
- Sau phẫu thuật ghép tạng: 7-10 ngày.
- Chấn thương sọ não: Vài ngày đến vài tuần.
- Suy hô hấp: Vài ngày đến vài tháng.
Các dạng phòng hồi sức ở bệnh viện
Một bệnh viện vận hành có thể có các dạng phòng hồi sức khác nhau nhằm đáp ứng nhiều mục tiêu hướng đến từng nhóm bệnh nhân chẳng hạn như:
- Phòng hồi sức tích cực: Dành cho bệnh nhân nguy kịch, cần theo dõi và hồi sức liên tục loại phòng này sẽ giúp bạn theo dõi tình hình và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh đột ngột kịp thời.
- Phòng hồi sức sơ sinh: Dành riêng cho trẻ sơ sinh sinh non, nhẹ cân hoặc có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trang bị máy thở, lồng ấp, máy theo dõi nhịp tim chuyên dụng cho trẻ sơ sinh. Đội ngũ y tế được đào tạo chuyên sâu về chăm sóc trẻ sơ sinh.
- Phòng hồi sức tim mạch: Chuyên biệt cho bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch cấp tính như nhồi máu cơ tim, suy tim. Trang bị máy đo điện tâm đồ, máy phá rung tim và các thiết bị chuyên khoa tim mạch. Nhân viên y tế được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực tim mạch.
- Phòng hồi sức ngoại khoa: Dành cho người bệnh sau phẫu thuật lớn, phức tạp, có nguy cơ cao. Theo dõi và điều trị các biến chứng sau mổ như nhiễm trùng, chảy máu, suy hô hấp. Trang bị đầy đủ thiết bị y tế chuyên dụng cho phẫu thuật và hồi sức. Đội ngũ y tế chuyên môn về hồi sức và phẫu thuật.
Ngoài những loại phòng hồi sức được liệt kê ở trên, còn có một số loại phòng hồi sức khác, bao gồm:
- Phòng hồi sức sau phẫu thuật: Phòng dành cho bệnh nhân sau gây mê phẫu thuật toàn thân, gây tê vùng, để kiểm soát nhiễm trùng các tác dụng tồn dư của các loại gây mê và gây tê, cũng như để theo dõi và phát hiện các biến chứng liên quan đến gây mê/gây tê trong quá trình phẫu thuật.
- Phòng hồi sức bỏng: Phòng này dành cho bệnh nhân bị bỏng nặng.
- Phòng hồi sức thần kinh: Phòng này dành cho bệnh nhân bị chấn thương đầu hoặc các vấn đề thần kinh khác.
- Phòng hồi sức nhi khoa: Phòng này dành cho trẻ em bị ốm nặng hoặc bị thương.
Phòng hồi sức hoạt động như thế nào?
Phòng hồi sức BVĐK Tâm Anh TP.HCM được trang bị tốt, đầy đủ và đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn. Một số trang thiết bị cần có trong phòng hồi sức bao gồm:
1. Giám sát người bệnh
Thiết bị giám sát bệnh nhân với mục đích theo dõi tình hình và giám sát tình trạng các vấn đề bao gồm:
- Các thiết bị theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, SpO2… nhằm đảm bảo các chỉ số của cơ thể bình thường hạn chế các rủi ro.
- Cao cấp hơn thì còn có các máy theo dõi các chỉ số tim như máy PICCO, máy theo dõi oxy mô não…
2. Hỗ trợ sự sống
- Máy thở (xâm nhập hoặc không xâm nhập): Có 2 loại máy theo dõi nhịp thở chính: máy theo dõi nhịp thở đeo ngón tay và máy theo dõi nhịp thở ngực. Máy theo dõi nhịp thở đeo ngón tay được kẹp vào ngón tay, trong khi máy theo dõi nhịp thở ngực được đặt trên ngực.
- Máy tạo nhịp tim tạm thời: Là thiết bị nhân tạo phát xung điện 1 chiều, có chu kỳ, kích thích để cơ tim co bóp theo chu kỳ với tần số mong muốn. Sử dụng trong các trường hợp tim mạch cấp cứu để tái tạo lại khử cực tim và kích thích cơ tim co bóp trong đơn vị chăm sóc đặc biệt.
- Máy lọc máu, chạy thận nhân tạo: Là thiết bị thay thế chức năng thận khi thận bị suy yếu hoặc suy kiệt nhằm giúp loại bỏ chất thải, độc tố và nước dư thừa khỏi cơ thể.
- Hệ thống oxy trung tâm: Cung cấp oxy cho bệnh nhân cần hỗ trợ hô hấp. (3)
3. Thuốc và dịch truyền
Một số loại thuốc trong phòng hồi sức được sử dụng là những loại thuốc men được sử dụng để điều trị các tình trạng cấp cứu, đe dọa tính mạng được theo dõi chặt chẽ .Một số loại thuốc cấp cứu phổ biến bao gồm:
- Adrenalin: Dùng để điều trị sốc phản vệ.
- Atropin: Dùng để điều trị nhịp tim chậm.
- Naloxone: Dùng để điều trị quá liều opioid.
- Salbutamol: Dùng để điều trị hen suyễn.
4. Các thiết bị khác
Ngoài các thiết bị trong phòng hồi sức còn có các thiết bị hỗ trợ bệnh nhân như: máy hút đờm dãi, hệ thống báo động, đèn chiếu, bơm tiêm điện…
Quy trình vận hành phòng hồi sức tại Trung tâm Gây mê hồi sức BVĐK Tâm Anh TP.HCM:
- Tiếp nhận: Bác sĩ sẽ tiến hành tiến nhận bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc cấp cứu ban đầu, sau đó xem hồ sơ bệnh án từ phòng xét nghiệm đánh giá nhanh tình hình sức khỏe và phân loại bệnh nhân theo mức độ. Tiếp theo tiến hành cấp cứu và đưa ra hướng điều trị thích hợp, biểu đồ theo dõi.
- Theo dõi sát sao: Các chỉ số sinh tồn như nhịp tim, huyết áp, tần số hô hấp, nồng độ oxy trong máu, điểm đau, thang điểm glasgow theo dõi tri giác người bệnh… và các dấu hiệu khác được theo dõi liên tục. Trong quy trình chăm sóc tích cực bệnh nhân trong phòng hồi sức vô trùng đội y nhân viên y tế, bác sĩ có thể điều chỉnh liên tục để duy trì sự sống và ổn định tình trạng của bệnh nhân.
- Can thiệp chuyên sâu: Các biện pháp can thiệp chuyên sâu như đặt nội khí quản, mở khí quản, can thiệp lọc máu,… sẽ được tiến hành khi cần thiết.
- Chuyển khoa: Khi các chỉ số của bệnh nhân ổn định hơn và không còn yêu cầu chăm sóc cấp cứu, bệnh nhân có thể được chuyển khoa điều trị tiếp hoặc về nhà nếu phù hợp. Quá trình chuyển khoa được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo sự liên thông giữa các bộ phận chăm sóc y tế và tiếp tục quản lý tình trạng sức khỏe của bệnh nhân một cách hiệu quả.
Bài viết đã nêu rõ khái niệm phòng hồi sức cũng như đặc điểm và vai trò của đơn vị này trong bệnh viện. Hy vọng đã giúp quý độc giả có thêm những thông tin bổ ích.