Bếp ga là thiết bị nhà bếp không thể thiếu trong mỗi gia đình. Với những lỗi cơ bản, bạn hoàn toàn có thể sửa bếp gas tại nhà một cách nhanh chóng. Hãy cùng Enic nắm rõ một số cách sửa bếp gas qua nội dung dưới đây.
1. Nguyên nhân và cách sửa bếp gas tại nhà
Có nhiều lỗi thường gặp khi dùng bếp gas như lửa yếu, không lên lửa, lửa đỏ, bị muội đen… Dưới đây là phân tích chi tiết về nguyên nhân và cách sửa bếp gas tại nhà. Các bạn hãy cùng theo dõi và áp dụng:
1.1. Bếp ga lửa yếu
Bếp gas bị lửa yếu do các nguyên nhân như: Van mở quá nhỏ, bình gas sắp hết, ống dẫn ga bị nghẹt… Lúc này, hãy tìm hiểu cấu tạo bếp ga. Sau đó, đánh giá từng bộ phận để xem chính xác nguyên nhân làm lửa bị yếu để khắc phục. Cụ thể:
- Van gas mở nhỏ: Hãy mở van to hơn để lửa bếp gas lớn hơn.
- Bình gas sắp hết: Tiến hành thay bình gas mới.
- Ống dẫn ga bị nghẹt: Hãy điều chỉnh lại ống dẫn gas.
1.2. Bếp ga không lên lửa
Bếp không lên lửa sau khi bật nhưng lại ngửi thấy có mùi khí ga. Lúc này, hãy tắt đi và bật lại vài lần. Như vậy, sẽ giúp không khí bên trong đường ống gas thoát hết ra ngoài.
Trường hợp đã làm như trên nhưng bếp vẫn không lên lửa có thể là do hết ga hoặc đường ống bị gấp, hỏng. Khi đó, ga không được lưu thông khiến cho bếp không lên lửa.
Cách khắc phục đó chính là thay bình ga mới nếu hết ga. Hoặc thay đường ống dẫn khí mới để đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định. Đồng thời, phòng chống cháy nổ.
1.3. Cách sửa bếp ga bị muội đen
Bếp ga bị muội đen do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cách sửa bếp gas tại nhà trong trường hợp này khá đơn giản:
- Xoay chỉnh lá gió về đúng vị trí trong trường hợp bị lệch.
- Vệ sinh sạch sẽ linh kiện của bếp bằng khăn mềm hoặc tăm bông trong trường hợp bếp bị bẩn.
- Muội đen có thể là do bếp gần hết ga. Chỉ cần thay bình ga mới là bếp có thể hoạt động như bình thường.
- Tháo đầu đốt và loại bỏ tạp chất, bụi bẩn, dị vật nếu muội do nghẹt khe thoát lửa.
1.4. Cách sửa bếp ga bị nghẹt
Bếp ga bị nghẹt có thể là do dây cấp ga bị bẹp, xoắn hay van ở bình ga chưa được mở. Ngoài ra, đường ống dẫn ga lắp không đúng khớp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Nếu xuất hiện các lỗi như vậy, không nên tự ý thực hiện. Hãy gọi thợ có kinh nghiệm đến khắc phục để đảm bảo an toàn.
1.5. Cách sửa bếp gas lửa đỏ
Ngọn lửa bếp ga chuẩn phải có màu xanh tinh khiết. Nếu lửa chuyển sang màu đỏ có thể khắc phục như sau:
- Lửa đỏ do đầu đốt bị bẩn: Vệ sinh đầu đốt thường xuyên để tránh tình trạng bám cặn bẩn.
- Bình ga kém chất lượng: Thay thế bằng bình ga chính hãng.
- Bộ phận hút gió bị hỏng: Bộ phận này là một trong những nguyên nhân khiến lửa chuyển sang màu đỏ. Khi đó không được tự ý khắc phục mà cần gọi thợ có kinh nghiệm đến sửa chữa.
1.6. Bếp ga bị phựt lửa
Bếp ga bị phựt lửa là do bị lệch bộ phận điều khiển không khí. Khi đó, đầu đốt không đúng khớp với nắp khiến cho khe thoát lửa bị nghẹt lại.
Cách sửa bếp gas tại nhà trong trường hợp này khá đơn giản. Chỉ cần lắp đúng khớp của bộ phận điều chỉnh không khí là được.
1.7. Bếp ga không giữ được lửa
Khi bật bếp nhưng bỏ tay ra thì lửa sẽ tắt theo. Xuất hiện tình trạng này có thể là do thao tác bật bếp không đúng hoặc bẩn bộ cảm ứng ga. Cách khắc phục thiết bị nhà bếp này như sau:
- Đối với trường hợp bộ cảm ứng bị bẩn: Dùng khăn mềm lau sạch. Đồng thời, vệ sinh thường xuyên để tránh tình trạng bám bẩn và oxy hóa.
- Đối với trường hợp thao tác bật bếp sai: Thực hiện lại thao tác vặn núm bếp ngược theo chiều kim đồng hồ. Đợi lửa lên ổn định khoảng vài giây thì mới nhả tay ra.
1.8. Không có đánh lửa khi khởi động bếp
Không có đánh lửa khi khởi động bếp có thể là do đá lửa bị hỏng. Hoặc bếp ga bị bẩn, hết pin, hỏng IC, hỏng đá lửa, đầu tiếp xúc của hộp pin có vấn đề.
Cách sửa bếp gas tại nhà trường hợp này như sau: Thay đá lửa, thay IC hay đổi pin mới tùy từng nguyên nhân. Ngoài ra, vệ sinh sạch sẽ bếp ga thường xuyên, nhất là bộ phận đánh lửa.
1.9. Bếp ga không đánh được lửa
Nguyên nhân và cách khắc phục bếp ga không đánh được lửa như sau:
- Dây dẫn khí bị tắc: Liên hệ với nhân viên kỹ thuật.
- Đầu đánh và điểm phun không chạm với nhau: Vệ sinh lại bếp ga để loại bỏ bụi bẩn hay các vết dầu mỡ.
- Bếp hết ga: Kiểm tra và khắc phục bằng cách thay thế bình ga mới.
2. Những điều cần lưu ý khi sửa bếp gas tại nhà
Để sửa bếp gas tại nhà nhanh chóng, thuận tiện nên lưu ý những vấn đề sau:
2.1. Vệ sinh sạch sẽ bộ phận đánh lửa
Khi sửa bếp gas, nên kiểm tra bộ phận đánh lửa đầu tiên. Đồng thời, vệ sinh sạch sẽ linh kiện này để thiết bị hoạt động ổn định hơn cho những lần sau.
2.2. Kiểm tra đường ống dẫn ga
Đường ống dẫn ga là một phần trong nguyên nhân khiến bếp gas bị hỏng. Khi sửa chữa, bạn hãy kiểm tra xem đường ống có cũ quá hay không. Nếu ống bị mòn hoặc sử dụng từ lâu thì rất dễ xảy ra tình trạng rò rỉ khí ga. Điều này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Vì thế, cần kiểm tra thường xuyên bộ phận này. Nếu thấy dấu hiệu bất thường hãy liên hệ với nhân viên kỹ thuật để được thay thế kịp thời.
2.3. Sử dụng bếp ga phù hợp với không gian
Hiện nay, có nhiều kích thước bếp ga khác nhau. Bạn hãy lựa chọn loại bếp phù hợp với không gian. Khi đó, không gian nhà bếp sẽ hài hòa. Đồng thời, quá trình sửa chữa, vệ sinh cũng được thuận tiện hơn.
Hoặc nếu gia đình bạn ngần ngại, lo sợ gặp phải các vấn đề về lửa có thể lựa chọn chuyển qua sử dụng các loại bếp điện từ. Tùy vào nhu cầu, diện tích không gian bếp, tần suất nấu ăn mà chọn bếp từ đơn, bếp từ đôi hay bếp từ có 3 vùng nấu trở lên.
Bài viết trên đã phân tích về nguyên nhân và cách sửa bếp gas tại nhà chi tiết. Hy vọng những chia sẻ của Enic sẽ hữu ích cho các bạn để áp dụng khi cần thiết.