Có mẹ nói vui rằng cai sữa cho con giống như một trận chiến, nếu mẹ muốn dùng ‘giải pháp hòa bình’ thì công đoạn chuẩn bị phải thật chu đáo. Thời điểm cai sữa cho bé? Khi bé được 4 tháng tuổi mẹ đã có thể tiến hành cai sữa cho bé. Tuy nhiên, thời gian này có thể sẽ thay đổi tùy theo nhu cầu tiêu hóa cũng như thể trạng của từng bé. Nói chung, không có thời điểm cố định để cai sữa cho bé, và chỉ nên cai sữa khi trẻ có thể trạng sức khỏe bình thường, thay vì mắc bệnh hay đang bị ốm. Dấu hiệu bé muốn cai sữa Khi muốn cai sữa cho bé, chị em nên lưu ý một số điểm dưới đây: - Khi bạn cảm thấy đầu của bé đã cứng cáp, người lớn không cần dùng tay đỡ sau gáy. - Bé có thể ngồi vững mà không cần sự trợ giúp - Bé thấy khó chịu sau khi bú sữa mẹ, hứng thú khi thấy người khác ăn hoặc thường xuyên tỉnh giấc đòi ăn.
Có mẹ nói vui rằng cai sữa cho con giống như một 'trận chiến'. (Ảnh minh họa).
Việc cần làm trước khi cai sữa Cai sữa cho bé là một nghệ thuật khó vì thế nếu muốn thành công, các mẹ phải có 'chiến thuật' đúng đắn. Trước tiên, bạn nên cho con làm quen dần dần với sữa công thức để khi cai sữa mẹ hoàn toàn, bé có thể thích ứng được. Cũng cần chuẩn bị bình sữa và núm vú có kích cỡ đủ lớn và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. - Bổ sung nhiều thực phẩm vào thực đơn hàng ngày của bé, để bé vừa được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vừa tránh được thói quen xấu mà nhiều trẻ hay mắc phải là chỉ bú sữa mẹ, không chịu ăn đồ ăn khác.
Các mẹo dân gian cai sữa hiệu quả Sự thật, không có một bài thuốc hay mẹo cai sữa nào có thể đem lại hiệu quả cho tất cả các mẹ. Tuy nhiên, có một vài mẹo dân gian hay đã được chị em áp dụng thành công là: 1. Cách ly bé với mẹ: Không cho bé ngủ với mẹ hoặc gửi bé về nhà người thân chăm sóc giúp trong vài ngày. 2. Dùng son bôi lên ti: Nếu bé đòi ti, mẹ sẽ nói: “Ôi, ti mẹ đau quá, chảy máu rồi”. Bé sẽ thương mẹ mà không đòi bú nữa. Cứ như thế khoảng vài hôm, mẹ cương quyết không cho bé bú là sẽ cai được ngay. 3. Buộc tóc rối hoặc dán băng dính đen vào đầu ti: Buộc/ dán tóc rối hoặc cắt băng dính đen, dán vào đầu ti thành hình chữ thập. Mỗi lần bé muốn ti, mẹ hãy nói với bé: “Ti mẹ bị đau, nên mẹ phải băng vào. Con có thương mẹ không?” Một số bé thương mẹ sẽ gật đầu quay đi. 4. Bôi quả mướp đắng/dầu gió/thuốc cloxit lên đầu ti: Bé bú thấy đắng/cay, sẽ không đòi ti nữa. Theo bác sĩ Nguyễn Phạm Ý Nhi, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, việc bôi một chút thuốc kháng sinh thông thường không ảnh hưởng xấu đến trẻ bởi liều rất thấp. Tuy nhiên, cần chú ý tránh các thuốc không dùng cho trẻ em. Không nên dùng ớt bôi lên đầu ti. Vì chất cay này có thể gây bỏng miệng bé. Ngoài ra, một số bà mẹ đun lá dâu lấy làm nước uống cũng có thể làm giảm khả năng tiết sữa, hay ăn các vị như tỏi, hạt tiêu... sẽ làm nặng mùi khiến bé cảm thấy khó chịu, bỏ dần thói quen bú mẹ. Giúp sữa tiết ra ngoài không cần con bú Rất nhiều mẹ bị sốt cao vì cương sữa do không cho con bú nữa. Để giảm bớt tình trạng này, các mẹ nên dùng khăn sạch, ấm để mát-xa xung quanh ngực cho đỡ đau. Một số mẹ khi cai sữa thấy đau thì ra sức vắt bỏ sữ đi cho bớt căng dẫn đến tình trạng khó chấm dứt sự tiết sữa tự nhiên của vú. Bởi thế, các chuyên gia y tế khuyến cáo các mẹ không nên vắt cho sữa chảy ra. Cũng không nên uống thuốc tiêu sữa vì sẽ có những tác dụng phụ (tắc tia sữa, ảnh hưởng đến việc nuôi con lần sau). Trường hợp ngược lại, dù ngực cương đau, căng cứng nhưng các chị em lại cứ để mặc không động vào thì cũng không phải là cách làm đúng. Điều này có thể dẫn đến sữa bị ứ đọng, ách tắc lại trong hệ thống các ống dẫn gây cảm giác rất đau đớn do bầu vú bị sưng tấy, viêm tia sữa, nặng hơn có thể bị áp xe vú.
Để sữa thoát bớt ra ngoài, mẹ lấy một chiếc cốc hoặc lọ, miệng rộng hơn bình ti của bé một chút, cao khoảng 15 cm. Mẹ làm thế nào cho cốc thật nóng, nhiều hơi, úp vào ngực. Ti của mẹ sẽ bị hút 1/3 vào trong cốc, sữa sẽ chảy ra và mẹ nhẹ người. Làm thế khoảng 2 lần sữa sẽ hết. Cốc thật nóng và nhiều hơi mới có tác dụng.
Link nội dung: https://duhocminhanh.com/meo-dan-gian-cai-sua-hieu-qua-a12619.html