Trong một lúc nào đó vô tình bị dằm đâm vào tay và bạn không thể nhổ chúng ra được? Bản thân những mảnh vụn không có hại nhưng chúng có thể tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể của bạn thông qua vết thương nhỏ đó và gây nhiễm trùng nếu để lâu. Vậy làm cách nào để loại bỏ mảnh dằm đâm vào tay? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để bạn biết được những biện pháp xử lý vết dằm đâm vào tay an toàn, hiệu quả.
Để việc lấy dằm ra khỏi tay an toàn, nhẹ nhàng và tránh bị nhiễm trùng các bạn cần chú ý một số điều sau:
Bạn cần đặc biệt lưu ý rằng trước khi thử bất kỳ biện pháp xử lý dằm đâm vào tay nào thì điều quan trọng nhất không thể bỏ qua đó là làm sạch khu vực nơi bị dằm đâm. Có thể sử dụng xà bông diệt khuẩn chà rửa nhẹ nhàng vùng da rồi rửa lại bằng nước ấm để tránh bị nhiễm trùng huyết.
Chú ý không cọ rửa mạnh khu vực này bởi có thể đẩy dằm vào sâu hơn gây đau đớn và khó lấy ra hơn. Sau đó cần lau nhẹ nhàng khu vực bị dằm đâm để vùng tay đó được khô và sạch sẽ.
Có thể nhiều người nghĩ rằng việc nhấn vào khu vực xung quanh sẽ khiến dằm chui ra khỏi tay, thế nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm. Thậm chí hành động này còn có thể phá vỡ dằm thành nhiều miếng nhỏ hơn, khiến cho vấn đề sơ cứu và lấy dằm ra khỏi tay trở nên khó xử lý hơn rất nhiều. Vì thế, khi bị dằm đâm vào tay bạn cần bình tĩnh, để yên vết dằm đâm và thử những phương pháp tốt hơn để đưa nó ra ngoài.
Trước khi tiến hành lấy dằm trong tay bạn cần kiểm tra thật kỹ góc và chiều sâu của dằm để tìm cách loại bỏ nó tốt nhất. Tùy vào góc độ và độ sâu của từng vết dằm sẽ có các phương pháp loại bỏ khác nhau.
Khi bị dằm đâm vào tay bạn có thể tham khảo một trong các mẹo dưới đây để rút dằm ra hiệu quả mà không đâu. Tùy vào vị trí dằm đâm và mức độ đâm sâu của dằm vào tay mà bạn chọn cách phù hợp nhất để hạn chế cảm giác đau đớn.
Khi bị dằm đâm vào tay sẽ gây cảm giác đau nhói, nếu phần đầu dằm còn nhô ra khỏi da thì bạn có thể dùng nhíp để gắp. Tuy nhiên làm như thế sẽ rất buốt vì đụng chạm đến phần thịt bên trong. Khi này, bạn hãy nhỏ vài giọt Vaseline hoặc dầu ăn vào chỗ bị dằm đâm để vật được được lấy ra một cách trơn tru hơn, giảm ma sát nên sẽ bớt đau nhức.
Nếu nhìn thấy dằm đã trồi ra ngoài nhưng bạn không có bất kỳ dụng cụ nào để gắp ra thì có thể dùng băng keo để cứu vớt tình thế. Tốt nhất, bạn nên sử dụng băng keo cá nhân sạch để có độ bám dính cao. Tiếp theo, bạn dán miếng băng keo lên vùng dằm để khoảng 5 phút rồi giật thật mạnh và dứt khoát. Cách làm này sẽ làm cho băng keo kéo theo cả miếng dằm khó chịu ra ngoài đấy.
Vỏ chuối chín sẽ rất có ích khi chẳng may bạn bị dằm đâm vào tay đấy nhé. Bạn chỉ cần lấy một mảnh vỏ chuối chín chà xát nhẹ nhàng xung quanh vùng bị dằm đâm. Khi miếng vỏ chuối sẫm màu, khô lại thì bạn cắt một miếng khác đặt lên trên vùng bị dằm đâm, sau đó dùng băng dính cố định và để qua đêm. Enzyme trong vỏ chuối sẽ đẩy dằm ra ngoài, vì vậy sáng hôm sau khi tháo băng dính ra là dằm sẽ tự trồi lên, bạn chỉ cần dùng nhíp để gắp dằm ra là xong.
Nghe có vẻ khá lạ nhưng chỉ cần một lọ thủy tinh nhỏ cũng có thể giúp bạn lấy được dằm ra khỏi tay một cách dễ dàng. Việc bạn cần làm là chuẩn bị một hũ thủy tinh sạch sẽ rồi đổ đầy nước nóng (nhưng đừng đổ quá đầy), sau đó ấn mạnh vào vùng da bị dằm đâm vào miệng hũ. Hơi nóng trong lọ thủy tinh sẽ khiến dằm nhô ra nhiều hơn. Tuy nhiên, cách xử lý này chỉ nên áp dụng được với chỗ bị dằm đâm là lòng bàn tay mới cho hiệu quả tốt nhất.
Chẳng may bị một cái dằm oái oăm đâm vào tay bạn rồi nó nằm sâu trong đó thì thật khó để lấy ra phải không nào? Đừng quá lo lắng vì chỉ cần một chút xà phòng Lifebuoy là đủ. Cách thực hiện đơn giản, bạn lấy một ít bọt xà phòng thấm đều vào chỗ bị dằm đâm rồi dùng băng cá nhân dán kín chỗ đó lại trong khoảng vài giờ. Bọt xà phòng sẽ khiến cho dằm tự nhú lên, sau đó bạn chỉ cần lấy kẹp gắp dằm ra và rửa tay là sẽ chấm dứt ngay cảm giác khó chịu đó.
Nồng độ axit cao trong giấm sẽ tương tác với dung môi trong cơ thể giúp kéo dằm gai trồi ra nhanh chóng. Các bạn pha nước muối loãng cùng giấm trắng theo tỉ lệ 1 : 1, sau đó nhúng vùng da bị dằm đâm vào và để khoảng 10 - 15 phút. Nồng độ axit trong giấm trắng so với nồng độ dung môi trong cơ thể giúp đẩy miếng dằm lên trên da để bạn có thể gắp ra dễ dàng.
Lưu ý: Cách làm này sẽ hơi xót vậy nên bạn chú ý tránh dùng với vết thương hở lớn.
Để xử lý dằm đâm vào tay, bạn cũng có thể sử dụng khoai tây. Bạn cần thái lát khoai tây sống rồi áp vào vùng da bị dằm đâm, tiếp đó dùng băng gạc cố định lại và để khoảng 1 giờ. Độ ẩm của khoai tây sẽ kích thích miếng dằm bong ra nhanh chóng mà không bị đau rát. Đối với các mảnh dằm có kích thước lớn hơn hay ghim sâu dưới da, bạn có thể băng qua đêm.
Dằm đâm vào tay sẽ gây ra cảm giác đau và khó chịu, vậy làm gì để lấy dằm ra khỏi tay dễ dàng mà không gây đau đớn? Với những miếng dằm đã trồi lên trên bề mặt da, bạn có thể sử dụng một lát hành tươi đặt lên vùng da bị dằm đâm và để khoảng 1 giờ là có thể lấy được dằm ra.
Baking soda có lẽ chúng ta cũng biết được rất nhiều công dụng từ nó. Giờ bạn cũng có thể vận dụng chúng vào việc lấy dằm, gai đâm vào tay ra một cách nhanh chóng nhé. Chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ baking soda hòa cùng một chút nước để được hỗn hợp sền sệt, sau đó bạn bôi trực tiếp lên vùng da bị dằm đâm và dùng băng y tế quấn cố định lại. Để như thế sau một vài giờ hoặc tùy thuộc vào độ sâu của miếng dằm đâm có thể lâu hơn là nó sẽ trồi lên trên da và bạn chỉ cần gắp chúng ra là được.
Dằm đâm vào tay hoặc chân không phải là chuyện hiếm gặp. Hầu hết những mảnh vụn thông thường đều có thể được loại bỏ ngay tại nhà chỉ bằng nhíp, băng keo, hũ thủy tinh,... cùng một số vật dụng đơn giản khác. Điều quan trọng là cần phải giữ cho vùng da bị dằm đâm thật sạch sẽ kể cả trước và sau khi lấy mảnh vụn ra nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Tuy nhiên, nếu dằm đâm vào tay quá sâu, khó lấy ra và không thể xử lý được bằng các cách ở trên. Các bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế để có thiết bị loại bỏ dằm một cách dễ dàng, tránh nguy cơ nhiễm trùng. Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn đọc, từ đó bạn có thể xử lý khi kịp thời các vết dằm đâm vào tay đơn giản, an toàn tại nhà.
Xem thêm:
Bạn đã biết cách ngủ máy lạnh không bị đau họng, nghẹt mũi? Tìm hiểu ngay sau đây
Trị ho tiêu đờm với 4 cách làm siro húng chanh cực dễ, hiệu quả với cả người lớn và trẻ nhỏ
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua các mặt hàng điện gia dụng, điện tử, điện lạnh,... vậy hãy truy cập trang web của FPT Shop. Tại đây cung cấp đa dạng các sản phẩm chính hãng của nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thị trường cùng mức giá ưu đãi sẽ đáp ứng các yêu cầu của bạn.
Tham khảo các mẫu máy lọc không khí chính hãng tại đây: Máy lọc không khí
Link nội dung: https://duhocminhanh.com/lam-gi-khi-bi-dam-dam-vao-tay-mach-ban-9-meo-lay-dam-ra-khoi-tay-khong-phai-ai-cung-biet-a12633.html