Nguồn gốc
Khi Thái Tử Tất Đạt Đa (sau này trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) đi qua bốn cửa thành, thấy rõ bốn sự thật của cuộc đời: Sinh, lão, bệnh, tử thì Ngài đã giác ngộ và phát tâm dũng mãnh dứt bỏ cung thành điện ngọc, vợ đẹp, con yêu, trút bỏ áo Hoàng bào của một vị Thái tử để mặc lên chiếc áo của một vị tu sĩ và bắt đầu cuộc hành trình đi tầm sư học đạo.
Theo quan niệm lúc bấy giờ là phải thật khổ thì mới đắc đạo. Vì vậy, ngài đã bỏ ra năm năm tầm sư học đạo, sáu năm khổ hạnh rừng già, thực tập tất cả các phương pháp tu khổ hạnh: Hành thân hoại thể, phơi nắng, phơi sương, ngày ăn một hạt đỗ hoặc một hạt mè, có khi nhịn đói,... đến mức thân thể tiều tụy, thậm chí suýt chết.
Lúc ấy, Ngài giác ngộ ra rằng, tu khổ hạnh cực đoan không đem lại lợi ích và từ bỏ lối tu khổ hạnh cực đoan, quay trở về tu tập theo con đường trung đạo, tức là nuôi dưỡng thân này có đủ sức khỏe để hành các Pháp.
Đức Thế Tôn tinh tấn khổ hạnh đến mức thân thể tiều tụy (Ảnh: Chùa Ba Vàng)
Cuối cùng, Ngài thành tựu đạo quả nhờ Pháp tu trung đạo này. Từ đó, Đức Phật đã hướng dẫn Tăng đoàn thực hành 13 hạnh đầu đà:
Lợi ích
Thực hành 13 pháp đầu đà không chỉ là khổ hạnh mà còn mang lại những lợi ích to lớn cho người tu tập, cụ thể:
Phát triển 28 đức tính siêu việt:
Đại Đức Na Tiên từng nhấn mạnh trong kinh Mi Tiên Vấn Đáp rằng, một Tỳ kheo thọ trì 13 pháp đầu đà sẽ đạt đến cảnh giới gần với Niết bàn, đồng thời mang lại lợi ích vô lượng cho chúng sinh. Thậm chí, 100 hay 1000 cư sĩ đắc đạo cũng không thể sánh bằng một Tỳ kheo thực hành 13 pháp đầu đà.
28 đức tính siêu việt này bao gồm: nuôi mạng trong sạch, sống an lạc hạnh phúc, không tạo tội lỗi, giảm khổ cho người khác, không sợ hãi, không tổn hại ai, tinh tấn trên lộ trình tiến hóa, xa lìa khoe khoang, si mê, giữ gìn bản thân, được mọi người yêu mến, giáo hóa bản thân, buông bỏ tranh đấu, rèn luyện thu thúc, thực hành đúng đắn, đạt được sự vắng lặng, thoát khỏi phiền não, từ bỏ luyến ái, sân hận, si mê, diệt trừ ngã chấp, tư duy xấu xa, vượt qua hoài nghi, lười biếng, tương tư, rèn luyện nhẫn nhục, độ lượng vô biên và diệt trừ khổ đau.
Ngoài ra, nếu chưa đạt được 28 đức tính trên, người tu tập vẫn có thể đạt được 18 đức tính khác như: hạnh kiểm thuần khiết, bảo vệ thân khẩu ý, tâm trong sạch, tinh tấn không ngừng, dứt trừ lo sợ, ngã kiến, oán kết, trú vững trong từ bi, biết đủ trong vật thực, thương yêu bình đẳng, tiết độ, tỉnh thức, không lưu luyến, an lạc ở mọi nơi, ghét bỏ điều ác, yêu thích thanh vắng và không dễ buông xuôi.
Sinh ra nhiều thiện pháp:
13 pháp đầu đà được ví như đất, nước, lửa, gió, thuốc và nước trường sinh, có khả năng nuôi dưỡng thiện pháp, rửa sạch cấu uế, thiêu đốt phiền não, thổi bay khí vị trần tục, chữa lành tâm bệnh và mang đến sự bất tử.
Không chỉ vậy, pháp đầu đà còn giúp hoàn thiện nhân cách, mang đến tình thương yêu, sự trong sạch, đức hạnh viên mãn, tâm thái cao thượng, dứt trừ ưu phiền và ngăn chặn tái sinh luân hồi.
Chính vì những lợi ích to lớn này, ngay cả Đức Vua - Phật Hoàng Trần Nhân Tông cũng đã thọ trì 13 pháp đầu đà ngay khi xuất gia. Việc thực hành pháp đầu đà giúp kiểm soát tâm ý, hạn chế tham đắm vật chất và dễ dàng nhận diện những ham muốn bất thiện.
Ai đủ khả năng thực hành Pháp hạnh đầu đà?
Thực hành pháp đầu đà không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi người tu tập phải hội tụ nhiều yếu tố cả về tâm linh lẫn thể chất:
Tuy nhiên, không phải ai cũng cần phải thực hành hạnh đầu đà mới có thể đắc đạo. Có những người nhờ phước báu tu tập từ nhiều đời trước, đã tích lũy đủ phẩm chất tốt đẹp, không còn tham đắm ngũ dục nên có thể dễ dàng giác ngộ chỉ qua việc nghe pháp và thực hành theo.
Điều này cho thấy, thành tựu trong hiện tại không phải là kết quả của một đời mà là sự tích lũy, rèn luyện qua nhiều kiếp sống.
Link nội dung: https://duhocminhanh.com/ban-chat-13-phap-hanh-dau-da-a12813.html