Đô thị hóa là một quá trình phát triển kinh tế, mở rộng của đô thị. Biểu hiện ở sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và ở đó phổ biến rộng rãi lối sống đô thị.
Đô thị hóa được tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị trên tổng số dân hay giữa diện tích đô thị trên diện tích khu vực. Trong đó:
Tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị trên tổng số dân khu vực gọi là mức độ đô thị hóa.
Tỷ lệ phần trăm giữa diện tích đô thị trên diện tích khu vực gọi là tốc độ đô thị hóa.
Hiện nay, đô thị hóa ngày càng phổ biến tại các nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Mức độ đô thị hóa ở những nước này đang tăng lên nhanh chóng theo thời gian.
Quá trình đô thị hóa là sự tăng lên của mật độ dân số hoặc mở rộng diện tích khu vực theo thời gian. Quá trình này nhanh hay chậm phụ thuộc vào điều kiện, vị trí địa lý của từng khu vực. Quá trình đô thị hóa gồm:
Sự gia tăng dân số tự nhiên hiện có. Tuy vậy, quá trình này không gây ảnh hưởng quá lớn tới đô thị hóa vì mức độ gia tăng dân số tự nhiên của thành thị thấp hơn nông thôn.
Dân cư ở nông thôn sang thành phố để sinh sống và làm việc. Lý do là dân cư ở nông thôn muốn hưởng những lợi ích như: cơ hội việc làm tăng, điều kiện y tế, chăm sóc sức khỏe thuận lợi, giáo dục cao,... ở thành thị.
Lối sống thành thị trở nên thông dụng do xã hội ngày càng phát triển hơn. Nhiều doanh nghiệp đầu tư về cơ sở hạ tầng, trung tâm thương mại lớn, khu vui chơi giải trí,... để thỏa mãn nhu cầu con người.
Các khu công nghiệp mọc lên thu hút những người lao động từ nông thôn tới thành thị để sinh sống và làm việc. Xã hội phát triển đồng nghĩa với việc các khu công nghiệp mọc lên liên tục, điều đó giúp cho quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hơn.
Đô thị hóa gây ảnh hưởng đến đời sống con người theo cả hai mặt là tích cực và tiêu cực.
Tác động lớn tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tạo nên một môi trường hàng hóa đa dạng. Mật độ dân cư tại đô thị cao, chất lượng cuộc sống tốt và khả năng sản xuất phát triển tạo nên sự tiêu thụ đa dạng. Thuận tiện cho việc trao đổi, cung cấp hàng hóa.
Mở ra cơ hội kiếm việc làm cho người lao động. Đô thị là nơi tập trung của những khu công nghiệp, công ty lớn nên đây sẽ là nơi màu mỡ cho những người lao động có nhu cầu tìm việc làm.
Thu hút đầu tư nước ngoài. Đô thị có nhiều cơ sở vật chất tiên tiến, kết cấu hạ tầng chất lượng cao nên thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài, tạo bàn đạp cho việc phát triển kinh tế.
Có những lực lượng lao động chuyên môn cao, tay nghề giỏi.
Bên cạnh những mặt tích cực của đô thị hóa, còn đó những vấn đề tiêu cực cần giải quyết:
Đô thị hóa gây ô nhiễm môi trường. Vì mật độ dân cư đông nên môi trường sẽ bị hủy hoại nặng nề bởi khí thải, chất thải, tiếng ồn, ô nhiễm nguồn nước,... Chặt cây cối, lấp ao hồ để xây dựng trung tâm thương mại, nhà cao tầng khiến diện tích cho cây cối, ao hồ ngày càng thu hẹp.
Làm mất cân bằng sự sản xuất ở nông thôn và thành thị. Xu hướng cư dân chuyển đến đô thị cao nên vô tình làm cho mức sản xuất ở nông thôn rơi vào tình trạng trì trệ do thiếu nhân lực.
Đô thị hóa diễn ra quá nhanh và tự phát khiến thành thị không đáp ứng kịp các điều kiện về hạ tầng và cảnh quan. Làm đô thị trở nên suy thoái, tệ nạn xã hội, mất mỹ quan đô thị và ô nhiễm trầm trọng.
Đô thị hóa gây cạn kiệt tài nguyên. Các nhà cao tầng, chung cư, văn phòng, khu công nghiệp,...đang làm cho nhu cầu sử dụng nước tăng lên và có nguy cơ cạn kiệt nguồn nước ngầm dưới lòng đất tại các đô thị.
Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh nhất trong khu vực. Trung bình một năm các đô thị tại Việt Nam sẽ đón thêm gần 1,3 triệu dân và con số này chắc chắn sẽ tăng trong thời gian sắp tới.
Tính đến đầu năm 2023, tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam là 42%. Bộ Xây Dựng đặt mục tiêu cuối năm nay, tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt 42,6%, xa hơn là năm 2025 với tối thiểu là 45%.
Bộ Xây Dựng cũng nhấn mạnh rằng hiện nay vẫn còn một số những hạn chế. Điển hình là một số quy hoạch xây dựng đô thị của các tỉnh, địa phương chất lượng còn chưa cao. Nguồn vốn, thủ tục còn nhiều vướng mắc, chưa chặt chẽ.
Trong thời gian này, Bộ vẫn sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa Việt Nam. Nâng cao chất lượng, cải tiến, phát triển đô thị bền vững. Nâng cấp vấn đề nhà ở, hệ thống hạ tầng hiện đại. Cải thiện, bảo đảm an sinh, xã hội, an toàn trật tự đô thị.
Bảng thống kê tỷ lệ đô thị hóa của một số tỉnh thành đầu năm 2023
Trong các tỉnh thành ở Việt Nam, Đà Nẵng đứng đầu cả nước với tỷ lệ đô thị hóa chiếm 87,45%. Dân số Đà Nẵng phân bố chủ yếu ở thành phố. Hải Châu và Thanh Khê là hai thành phố có mật độ dân cao nhất với lần lượt khoảng 8.764 người/km2 và 19.712 người/km2.
Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 3 trong danh sách này với tỷ lệ 77,77%. Đây là tỉnh thành có mật độ dân số cao nhất Việt Nam (4.375 người/km2), và là vùng đất màu mỡ thu hút người lao động của khắp nơi trên đất nước.
Thủ đô Hà Nội cũng nằm trong các tỉnh thành có tỷ lệ đô thị hóa cao là 49,05%. Chỉ tính riêng tại quận Đống Đa, mật độ dân số lên tới 42.000 người/km2 (theo số liệu năm 2018). Càng gần trung tâm thành phố, mật độ dân số càng dày đặc hơn. Lý do bởi các công ty, xí nghiệp, trường học,... tập trung nhiều ở nội thành Hà Nội.
Đô thị hóa rất cần thiết cho một quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng phải có những biện pháp phòng tránh tác động tiêu cực của chúng. Sau bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu được đô thị hóa là gì? Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.
Link nội dung: https://duhocminhanh.com/do-thi-hoa-la-gi-ty-le-do-thi-hoa-cac-tinh-thanh-o-viet-nam-a12975.html