Châm chước là từ ngữ được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta; thế nhưng vẫn có những người dùng sai nghĩa của từ này. Vậy thì ý nghĩa của châm chước là gì? Cùng khám phá cụ thể hơn về chủ đề này với muahangdambao.com trong bài viết chi tiết dưới đây bạn nhé!
Châm chước là một động từ thuộc nhóm từ Hán Việt, mang ý nghĩa dung hòa, điều hòa, chiếu cố, lấy ở chỗ này, bỏ bớt ở chỗ kia, thêm bớt sao cho vừa phải, hợp lý nhất.
Ví dụ 1: Cô ấy là sinh viên vừa mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, có gì thiếu sót thì anh châm chước cho nhé!
=> Được hiểu là bỏ qua những điều nhỏ nhặt để đối tượng “được châm chước” đạt được mục đích cuối cùng.
Ví dụ 2: Bài viết này vẫn còn một vài lỗi nhỏ nhưng có thể châm chước được.
=> Giảm nhẹ bớt yêu cầu vì chú ý đến hoàn cảnh cụ thể.
Ví dụ 3: Cháu nó còn trẻ người non dạ, mong các anh chiếu cố mà tha thứ cho nó.
=> Dung hòa vấn đề để đối tượng đa tha lỗi.
Nếu xét về nguồn gốc của từ này thì không phải ai cũng tường tận rõ ràng. Thậm chí, có người còn cho rằng đây là một từ láy bởi hai yếu tố “châm” và “chước” đã được láy nhau ở phụ âm /ch/ và cả hai đều tưởng chừng như hoàn toàn vô nghĩa.
Trên thực tế, đây là một từ ghép với hai yếu tố châm và chước đều có ý nghĩa cụ thể. Châm chước là một từ Việt có gốc Hán, chữ Hán viết là “”, bính âm đọc là “zhēn zhuó”, cụ thể trong đó:
Như vậy, châm chước là một tổ hợp ghép của hai yếu tố có nghĩa gần giống nhau, có thể hiểu là “rót rượu”. Từ nghĩa gốc này, “châm chước” đã phái sinh nét nghĩa đắn đo, cân nhắc, liệu tính sao cho vừa, cho đúng, cho hợp lý,…
Điều này cũng gần giống việc rót rượu vào chén, phải cân nhắc chén là dạng chén lớn hay nhỏ; nông hay sâu để rót cho vừa đủ. Đi vào tiếng Việt thì châm chước dần bị rơi mất nghĩa gốc, chỉ còn mang nghĩa chuyển là nhượng bộ, chiếu cố. Đây là hiện tượng rất phổ biến, cũng là một trong những cách thức Việt hóa từ vựng gốc Hán quan trọng của người Việt ta.
Chính vì thế mà nguồn gốc ban đầu của châm chước dần bị mờ đi. Bên cạnh từ “châm chước” thì trong tiếng Việt cũng còn nhiều trường hợp tương tự. Đó là những từ gốc Hán, nhưng khi vào tiếng Việt đã bị mất đi nghĩa gốc, chỉ còn dùng các nét nghĩa phái sinh, do đó rất dễ gây nhầm lẫn.
Do đó, đối với lớp từ này, muốn dùng và hiểu đúng thì cần phải truy tìm về nghĩa gốc của từng yếu tố.
Nhiều người cho rằng châm chước và châm trước đều là cách viết đúng. Tuy nhiên, xin khẳng định rằng châm chước mới là đúng chính tả. Châm chước là động từ có trong từ điển Tiếng Việt và được sử dụng phổ biến trong cả văn viết và văn nói.
Trong khi đó châm trước chỉ là cách phát âm sai chính tả mà thôi và nó hoàn toàn không có nghĩa, cũng không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt. Khi nói có thể sẽ rất khó để phân biệt nhưng khi viết các bạn cần ghi nhớ để viết cho đúng chính tả, tránh người khác đọc không hiểu nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Du di là gì? Ý nghĩa và một vài ví dụ cụ thể về từ Hán Việt “du di”
Giỏi giang hay giỏi dang mới đúng chính tả? Người giỏi giang có đặc điểm gì?
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ kiến thức liên quan đến từ Hán Việt châm chước là gì, nguồn gốc và cách dùng sao cho đúng. Mong rằng bạn đã có được những thông tin hữu ích trong cuộc sống.
Link nội dung: https://duhocminhanh.com/cham-chuoc-la-gi-cham-truoc-hay-cham-chuoc-y-nghia-va-nguon-goc-a13100.html