Vẽ Trái Đất luôn là một hoạt động được hưởng ứng nhiệt liệt và khuyến khích tham gia trong các lớp học hội họa, lớp học địa lý và đặc biệt để kỷ niệm ngày Trái Đất. Quả địa cầu là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời, nơi sinh sống của con người và vô vàn các sinh vật khác. Nếu nói về kích cỡ, hành tinh này rất to lớn, trông rất mạnh mẽ nhưng cũng mong manh vô cùng. Do vậy, để tôn vinh sự xinh đẹp và sức mạnh của quả địa cầu xanh, không ít các tác phẩm hội họa về Trái Đất ra đời, với đa dạng phong cách và nội dung ý nghĩa.
Hình ảnh Trái Đất tưởng phức tạp với nhiều đường nét và màu sắc cầu kỳ, nhưng chỉ cần tập trung nghiên cứu, việc phác họa được hành tinh này lại tương đối dễ dàng và nhanh chóng. Không cần chuẩn bị quá nhiều dụng cụ ngoài bút chì, thước, tẩy và giấy, cùng Hoàng Hà Mobile bắt đầu ngay bản vẽ Trái Đất của riêng mình chỉ với 10 bước cơ bản cực dễ sau đây.
Không quá khó để phác họa hình ảnh Trái Đất theo dạng hình học phẳng trên một khổ giấy. Bạn chỉ cần xác định đúng hình dạng các châu lục, vị trí các đại dương trên phần mặt phẳng định vẽ, phân biệt được vùng đất liền và biển khi tô màu. Một số dụng cụ cần chuẩn bị trước khi vẽ bao gồm bút chì, compa, thước, tẩy và giấy. Hướng dẫn nhanh cách vẽ Trái Đất sau đây sẽ tách nhỏ quy trình thành từng bước, giúp bạn tạo ra hình ảnh một quả địa cầu trông giống với hình cắt lát trong các quyển sách địa lý và không gian.
Bước 1: Vẽ một vòng tròn bằng compa ở chính giữa trang giấy. Bạn có thể sử dụng trục tọa độ để căn chỉnh hình vẽ với kích thước và vị trí hợp lý hơn.
Bước 2: Bắt đầu với phần đất liền phía dưới cùng của Bắc Mỹ.
Bước 3: Bổ sung phần diện tích còn lại phía trên khu vực Bắc Mỹ.
Bước 4: Hoàn thiện nốt vùng đất phía trên Canada (nằm ở bán cầu phía trên bên trái của địa cầu).
Bước 5: Vẽ các đảo của châu Mỹ và phần lãnh thổ Nam Mỹ.
Bước 6: Phác thảo các hình dạng ban đầu của châu Âu trên bản vẽ Trái Đất.
Bước 7: Kết thúc địa phận châu Âu và tiếp tục vẽ khu vực châu Phi nối tiếp phần vừa vẽ.
Bước 8: Hoàn thiện phần đất liền nhô ra cuối cùng của châu Phi.
Bước 9: Tô lại các đường nét cho hoàn hảo, xóa bỏ các nét vẽ thừa và tô màu để hoàn thiện bức tranh.
Hình ảnh hành tinh xanh của con người không chỉ dừng lại ở mặt phẳng 2 chiều với nhiều giới hạn địa lý. Trái Đất còn được phác họa bằng hình ảnh 3D với nhiều chi tiết và màu sắc hơn. Trong hướng dẫn cách vẽ Trái Đất sau đây, bạn sẽ tái hiện được hình ảnh hành tinh này một cách chân thực nhất và giống với ngoài không gian nhất.
Nói một cách tóm tắt, bản vẽ sẽ bắt đầu với một hình tròn cơ bản, sau đó phác họa chi tiết các lục địa. Cuối cùng, người vẽ sẽ cần hoàn thiện bằng cách màu sắc của vùng biển, đất liền và mây. Bên cạnh đó, kỹ thuật phối màu và đổ bóng cũng được áp dụng để tạo ra một phiên bản Trái Đất hoàn hảo nhất.
Hãy bắt vẽ Trái Đất bằng cách xây dựng hình dạng tổng thể. Xác định điểm trung tâm của khung vẽ và tạo một vòng tròn lớn để làm khung viền và cơ sở cho hình dạng của quả địa cầu. Nếu bạn không tự tin vẽ một đường tròn bằng tay, bạn có thể tham khảo các cách vẽ đường tròn như dùng compa, sử dụng trục đối xứng hoặc hình vuông.
Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng công cụ kỹ thuật số để vẽ, bạn có thể tự tạo một hình tròn bằng chức năng chèn hình khối sẵn có của các phần mềm vẽ. Cách dùng tính năng này để vẽ đường tròn sẽ tạo ra một hình dạng hoàn chỉnh hơn cho Trái Đất.
Ở bước này, người vẽ cần xác định chính xác các tọa độ và phần biên giới giữa các quốc gia để phác họa chính xác nhất. Trong trường hợp này, sử dụng trục tọa độ là phương án hiệu quả để bạn căn chỉnh được tỷ lệ và các nét vẽ cho từng khu vực.
Tuy nhiên, để đi các đường nét thật chuẩn cho phần lục địa không phải chuyện dễ dàng. Một lời khuyên hữu ích dành cho bạn là sử dụng ảnh chụp bản đồ Trái Đất làm bản đối chiếu và đưa nét theo hình dạng các châu lục và vùng hải đảo. Bạn nên phác thảo từ các vùng đất rộng lớn thuộc châu Phi và châu Âu, các lục địa và đảo nhỏ hơn có thể bổ sung và hoàn thiện sau. Bên cạnh đó, người vẽ cần tạo một đường viền nhẹ bao quanh rìa địa cầu để tạo hình dạng chính xác cho Trái Đất, giúp việc đổ bóng ở bước cuối được dễ dàng hơn.
Với bước vẽ quả địa cầu và các lục địa như trên, bản vẽ của bạn đã được hoàn thiện và sẵn sàng để tô màu. Trong bước tô nền, màu xanh dương là lựa chọn phù hợp và tối giản nhất cho tổng thể bức tranh. Bạn cần tô đều toàn bộ hình vẽ quả địa cầu bằng màu nền vừa chọn.
Đổ màu nền không phải bước quá khó nhưng ban đầu bạn sẽ thấy bản vẽ có vẻ không thuận mắt. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước tô màu đầu tiên, phần lục địa và hải đảo sẽ được đổ các màu đặc trưng khác trong những bước tiếp theo.
Ở bước tô màu thứ hai, người vẽ sẽ sử dụng một tông màu cơ bản cho toàn bộ phần đất liền trên bản vẽ. Để nổi bật và phân biệt với đại dương, các lục địa nên được phủ một lớp màu xanh lục. Bạn có thể dùng cọ vẽ và tô màu thật đều tay vào khu vực giới hạn lục địa và hải đảo.
So với bản vẽ ở phần hướng dẫn nhanh, màu sắc của hình ảnh có có xu hướng trầm hơn. Tuy nhiên, cách phối màu như vậy sẽ tăng tính chân thực cho hình vẽ, khiến Trái Đất trông giống thật hơn so với màu sắc được nhìn thấy ngoài đời thực. Nhờ vậy sau khi hoàn thành, bạn sẽ thấy bản vẽ giống với hình ảnh chụp được hơn là một bản phác họa thông thường.
Trái Đất trong bản vẽ này được nhìn và phác họa lại từ góc độ không gian. Do đó người vẽ cần bổ sung một lớp khí quyển để tạo hiệu ứng chân thật hơn cho quả địa cầu. Với tên gọi khoa học là tầng đối lưu, lớp không khí này giống như các đám mây với màu trắng trong bao quanh quả địa cầu.
Bạn có thể sử dụng cọ trộn màu chuyên dụng và một cọ nhỏ để vẽ các đốm màu trắng mềm mại tạo hình mây cho các khu vực trên đất liền và trên biển của Trái Đất. Đặc biệt lưu ý rằng các đám mây không nên được phác họa quá sắc nét. Thay vào đó, bạn cần khéo léo sử dụng cọ vẽ để tạo các nét mềm mại và khiến màu sắc trở nên hài hòa hơn.
Ở bước thứ 6 này, người vẽ cần xác định và làm rõ nét hơn phần cạnh của hình ảnh bằng cách đổ bóng cho phần viền địa cầu được phác thảo ở bước 2. Nếu chưa biết đến kỹ thuật đổ bóng trong hội họa, bản có thể tìm hiểu hướng dẫn trên mạng hoặc luyện tập với nhiều góc độ ánh sáng khác nhau. Đổ bóng phù hợp sẽ khiến bức tranh của bạn trong sống động và chân thực hơn.
Đối với hình vẽ địa cầu, hiệu ứng đổ bóng sẽ được thực hiện bằng màu đen với một số đường bóng mờ nhẹ nhàng ở phần viền. Cần lưu ý các đường đổ bóng đen không nên quá đậm để không che mất các chi tiết lục địa đã vẽ.
Với tính chất địa hình khác nhau ở các khu vực đất liền trên toàn thế giới, bạn cần lựa chọn đúng sắc thái và tông màu cho từng vùng lục địa. Ví dụ như vùng nhiệt đới có màu xanh tươi mát, vùng sa mạc khô có màu vàng sậm hoặc gam màu lạnh cho khu vực ẩm ướt và có băng tuyết.
Hãy sử dụng đầu cọ nhỏ và màu nâu để điểm tô một lớp mỏng trên màu nền xanh lục cho các hoang mạc ở châu Phi. Đối với khu vực phía Đông Âu và châu Á, hãy sử dụng màu nâu đậm để tô cho phần đất liền này. Tiếp theo, sử dụng cọ đầu nhỏ để tạo nét mềm mại cho các đường ranh giới giữa các lục địa bằng sơn màu trắng.
Để hành tinh của chúng ta trở nên chân thực hơn qua bức tranh, bạn nên bổ sung một số hiệu ứng màu sắc cho cả đất liền và đại dương. Hãy sử dụng loại cọ vẽ thô và nhỏ, kết hợp với màu trắng và nâu đậm để tạo các khối sáng tối cho kết cấu bên trong các vùng đất được tô màu nâu sáng. Lặp lại cách tạo khối này trong các khu vực lục địa khác bằng các màu phối hợp lý.
Tiếp tục vẽ những đường mảnh màu nâu tượng trưng cho hình ảnh sông núi bằng nét từ bút cọ mịn. Trên các vùng đất liền màu xanh lá cây, bạn có thể áp dụng màu xanh đậm hơn để tạo các đường nét và làm mịn hình vẽ bằng một đầu cọ đưa nét.
Ở phần đất liền trên cùng của châu Phi, bạn sử dụng đầu cọ đưa nét và màu xanh lục giống với lớp màu nền tổng đầu tiên để vẽ một dòng sông nhỏ. Tiếp tục với đầu cọ mịn và màu phù hợp với từng khu vực để vẽ những nét cọ tinh tế ở những khu vực gồ ghề. Các đường vẽ này sẽ tạo ra góc nhìn chân thật hơn cho địa hình đồi núi hoặc độ cao của các lục địa.
Bước cuối cùng trong quy trình vẽ Trái Đất là xóa bỏ các đường thừa không cần thiết. Điều này sẽ tạo ra bức tranh với các nét vẽ liền mạch và sống động hơn. Để bản vẽ được hoàn chỉnh và tuyệt đẹp nhất, bạn nên sử dụng đầu cọ mịn và tô bóng lên các đường màu đen bằng các tông màu phù hợp và bắt mắt.
Như vậy, bạn đã hoàn thành xong một bản phác họa quả địa cầu theo góc nhìn chân thực nhất từ không gian thực tế. Bản vẽ này có thể sẽ gây khó khăn cho nhiều người mới bắt đầu học vẽ, nhưng chắc chắn là một cách vẽ bạn nên thử sức để nâng cao trình độ của mình. Phong cách vẽ 3D như hình Trái Đất phía trên đây sẽ giúp bạn phác họa vạn vật một cách sống động nhất, là một loại hình nghệ thuật hiện đại vô cùng được yêu thích và quan tâm.
Để kỷ niệm những dịp đặc biệt trong năm như Ngày Môi trường Thế giới, Ngày Trái Đất hoặc kêu gọi các hành động tích cực, bạn có thể vẽ Trái Đất theo nhiều phong cách khác nhau. Hành tinh được vẽ ra có thể sở hữu một gương mặt đáng yêu, được trang trí thêm các “phụ kiện” như cây xanh, nhà cửa, con người và khẩu trang. Những bức tranh Trái Đất nhân các dịp khác nhau sẽ tái hiện một hình ảnh địa cầu gần gũi hơn, cá tính hơn với nhiều nét dễ thương hơn. Để giúp bạn hoàn thành bộ sưu tập hình vẽ Trái Đất, sau đây là hướng dẫn cách vẽ 3 phong cách của quả địa cầu theo các chủ đề dịch bệnh, môi trường và lời kêu gọi bảo vệ hành tinh xanh.
Bước 1: Sử dụng compa để vẽ hình tròn cho địa cầu.
Bước 2: Xác định vị trí và tỷ lệ cho hình vẽ khẩu trang.
Bước 3: Vẽ dây đeo khẩu trang bằng cách vẽ các đường chéo lên 1cm, tổng cộng có 4 đường với độ dày khoảng 2-3mm. Sau đó bổ sung các họa tiết trang trí cơ bản cho chiếc khẩu trang.
Bước 4: Lần lượt vẽ các bộ phận tạo hình gương mặt của bản vẽ Trái Đất, bao gồm mắt, lông mày sao cho đối xứng với nhau.
Bước 5: Vẽ các đường cong gấp khúc để phân biệt khu vực đất liền với đại dương
Bước 6: Sử dụng bút đưa nét để tô lại các đường vẽ chính cho rõ ràng và đậm nét hơn. Bên cạnh đó dùng tẩy xóa đi các nét vẽ thừa không cần thiết.
Bước 7: Tô màu cho bức tranh với màu xanh lá cây cho đất liền, màu xanh dương cho vùng biển. Bạn có thể trang trí bức vẽ bằng các yếu tố khác như những con virus với đa dạng màu sắc vây xung quanh.
Bước 1: Phác thảo hình dạng quả địa cầu bằng một hình tròn vẽ bằng compa.
Bước 2: Hoàn thiện hình đôi tay đang nâng lên bằng cách vẽ lần lượt các ngón cái, ngón trỏ và phần cổ tay. Cần lưu ý đôi tay phải nằm đối xứng so với trục thẳng đứng của quả địa cầu.
Bước 3: Bổ sung thêm các chi tiết cho ngón giữa, ngón áp út và ngón út của đôi bàn tay.
Bước 4: Vẽ thêm các vùng lục địa và đất liền, hải đảo cho bản vẽ Trái Đất.
Bước 5: Tô đậm các nét vẽ quan trọng cho rõ ràng và liền mạch. Xóa bỏ các đường vẽ thừa không cần thiết và tô màu để hoàn thiện bức tranh.
Có rất nhiều cách vẽ để truyền tải thông điệp ý nghĩa về bảo vệ môi trường và hành tinh xanh của thế giới. Bức tranh Trái Đất được bàn tay nâng lên trong hướng dẫn trên cũng là một ví dụ cho chủ đề thiên nhiên này. Bên cạnh đó, bạn có thể phác thảo một hình ảnh ô nhiễm của địa cầu với những chi tiết như nhà máy, công trình, khói bụi trên Trái Đất, kết hợp với màu sắc ảm đạm, u tối. Hoặc bạn có thể tạo ra một hành tinh xanh và thân thiện môi trường nhờ các yếu tố cây xanh, bầu trời xanh và con người đoàn kết để nhắc nhở mỗi người cần có ý thức bảo vệ hành tinh này.
Với chủ đề này, những người yêu hội họa có thể thỏa sức sáng tạo ra các bức tranh với nhiều phong cách và thông điệp khác nhau. Bạn có thể sử dụng tông màu sáng hoặc tối, vẽ Trái Đất theo cách thông thường hoặc cách điệu để nó trở nên độc đáo hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo những mẫu vẽ sau đây để áp dụng cho bức tranh của mình.
Bài viết đã mang tới cho người đọc hướng dẫn cách phác họa quả địa cầu với nhiều chủ đề và phong cách đa dạng, từ hình ảnh mặt cắt để cách vẽ 3D chân thực, sống động. Hy vọng qua những nội dung hữu ích trên, bạn đã có thêm cho bộ sưu tập hội họa của mình một tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa, một bức vẽ Trái Đất hoàn chỉnh với từng chi tiết và màu sắc hài hòa nhất. Đừng quên theo dõi Hoàng Hà Mobile để cập nhật thêm nhiều thông tin công nghệ và mẹo vặt đời sống hữu ích.
Xem thêm:
Link nội dung: https://duhocminhanh.com/ve-trai-dat-don-gian-de-dang-chi-voi-10-buoc-co-ban-nhat-a13374.html