Đến nay các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu thêm, tuy nhiên một số nhà khoa học đã đưa ra rằng: Do áp cao cận nhiệt đới (Thái Bình Dương) di chuyển từ Nam Bán Cầu đi lên Bắc Bán Cầu, trong khi áp cao cận nhiệt đới là dòng dẫn đường chi phối sự di chuyển của bão. Theo đó thời kỳ nửa đầu mùa, quỹ đạo bão có hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc, vì vậy bão thư¬ờng đổ bộ vào Trung Quốc và khu vực Bắc Bộ nước ta. Từ tháng 9 áp cao cận nhiệt đới di chuyển dần xuống phía Nam và cũng là thời kỳ hoạt động của không khí lạnh ở phía Bắc. Do vậy thời kỳ nửa cuối mùa, quỹ đạo bão thiên h-ướng Tây và Tây Nam về phía Trung Bộ và Nam Bộ nước ta.
Hằng năm bão đã trở thành nỗi kinh hoàng gây thiệt hại nặng nề cho những quốc gia ven biển. Mỗi cơn bão có thể trút hàng trăm thậm chí vài trăm milimet nước chỉ trong một ngày. Nguy hiểm hơn khi bão kết hợp với triều cường sẽ gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Ngoài ra gió giật trong bão kèm theo những cơn lốc xoáy có thể làm đổ nhiều công trình, nhà cửa, cây cối…
Mức độ thiệt hại do bão không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh của các cơn bão mà còn phụ thuộc vào cách nó đổ bộ. Thiệt hại do bão gây ra khác nhau tùy thuộc theo chúng tấn công vào phía nào của một khu vực nhất định. Nếu nó tấn công ở phía bên phải sẽ gây ra ảnh hưởng lớn hơn ở phía bên trái vì bên phải tốc độ gió và tốc độ của bão chuyển động bổ sung cho nhau còn ở phía bên trái, tốc độ gió và tốc độ của bão chuyển động bù trừ lẫn nhau.
Chính vì vậy, sự kết hợp giữa gió, mưa và lũ lụt do một cơn bão gây ra có thể gây ra những thiệt hại không thể lường trước được cho khu vực bị bão đổ bộ.
Quy định về bản tin dự báo, cảnh báo bão ở nước ta
1. Tin bão gần biển Đông
Tin bão gần biển Đông được ban hành khi bão hoạt động ở ngoài biển Đông và có khả năng di chuyển vào biển Đông trong 48 giờ tới.
2. Tin bão trên biển Đông
Tin bão trên biển Đông được ban hành khi bão hoạt động trên biển Đông và có một trong các điều kiện sau:
a) Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam trên 1.000 km;
b) Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 500 đến 1.000 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
3. Tin bão gần bờ
Tin bão gần bờ được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
a) Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 500 đến 1.000 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới;
b) Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 300 đến dưới 500 km và chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
4. Tin bão khẩn cấp
Tin bão khẩn cấp được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
a) Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam dưới 300 km;
b) Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền Việt Nam từ 300 đến 500 km và có khả năng di chuyển về phía đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
5. Tin bão trên đất liền
Tin bão trên đất liền được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
a) Tâm bão đã đi vào đất liền Việt Nam và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên;
b) Tâm bão đã đổ bộ vào nước khác, nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong 48 giờ tới.
6. Tin cuối cùng về cơn bão
Tin cuối cùng về cơn bão được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
a) Bão đã tan;
b) Bão đã đổ bộ vào nước khác hoặc ra khỏi lãnh thổ, không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam;
c) Bão đã di chuyển ra ngoài biển Đông và không có khả năng quay trở lại biển Đông.
Link nội dung: https://duhocminhanh.com/quy-luat-di-chuyen-cua-bao-theo-mua-a13390.html