Ẩm thực của vùng sông nước miền Tây Nam Bộ dù chế biến đơn giản nhưng lại có mùi vị đặc biệt. Nếu kể đến món ăn đặc trưng của miền Tây đó là lẩu mắm cá linh. Dưới đây là cách chế biến món ăn độc đáo này.
Những nguyên liệu chế biến không cầu kỳ, rau trong vườn, cá trong đìa hay gà trong chuồng, cách chế biến thì rất đơn giản. Hôm nay Nước Mắm Bé Bầu .info sẽ hướng dẫn cho bạn cách nấu lẩu mắm cá linh cực ngon đậm đà
Nếu bạn là người không thích ăn mắm nhưng vẫn muốn thưởng thức cá linh vậy thì hãy nấu một nồi lẩu mắm cá linh bông điên điển nhé.
Nguyên liệu cần có như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương heo rửa sạch cùng muối hoặc rượu trắng để khử mùi hôi của xương.
Lá me hoặc lá giang phải chọn lá non, nhặt các cành và rửa sạch. Lá giang tiến hành vò nhẹ để lá tiết ra được vị chua.
Bông điên điển rửa nhẹ với nước, không được để bông bị dập sẽ mất đi vẻ đẹp của bông cũng như lúc ăn sẽ mất vị ngon.
Bước 2: Ướp cá linh
Lấy cá linh rửa sạch, ướp với tỏi, hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu. Để ngấm trong khoảng 15 phút.
Bước 3: Nấu nước dùng
Đầu tiên, xương heo mua về làm sạch, loại bỏ chất dơ bằng muối. Luộc sơ xương heo trong vài giây để chất đục ra hết. Sau đó tiến hành ninh xương heo trong khoảng 1 tiếng.
Phi tỏi thơm, có màu vàng, cùng tóp mỡ cho vào nồi nước xương heo đang ninh. Lá me hoặc lá giang cho vào để tạo vị chua.
Bước 4: Thưởng thức
Nước lẩu đang sôi, cho cá linh vào nấu chín, cá cần ăn ngay để cảm nhận được vị béo và tươi. Cá linh rất mềm và dễ chín nên khi nào ăn hay cho cá vào nấu nhé. Ăn kèm với bông điên điển giòn, ngọt là đúng chuẩn miền Tây.
Món ăn này rất dễ chế biến và ai cũng có thể thực hiện được. Cuối tuần tụ tập bạn bè bên nồi lẩu mắm cá linh là chuẩn nhé.
Để chế biến món lẩu mắm cá linh, mọi người cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương ống heo mua về rửa sạch với nước muối, lấy sạch lông heo còn dính trên xương ống.
Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng. Tôm tươi bỏ đầu, lấy đường chỉ trên thân tôm, cắt đuôi và rửa thật sạch.
Mực ống cắt thành khoanh tròn.
Các loại rau nhặt lá úa, lá già và ngâm trong nước muối khoảng 15 phút. Tiến hành rửa sạch và để ráo.
Lấy một chày nhỏ đập dập các tép sả.
Bước 2: Nấu nước dùng
Cho một tô nước lạnh và ít muối vào trong xoong. Đợi nước sôi, cho xương heo chần qua khoảng 30 giây để loại bỏ các chất bẩn. Cách này giúp cho nồi nước lẩu thêm trong và đẹp mắt.
Sau đó, vớt xương heo, hầm trong khoảng một tiếng đồng hồ. Nếu có thời gian, có thể hầm lâu hơn để nước dùng thêm ngọt, đậm vị. Lưu ý, trong lúc hầm xương phải vớt bọt liên tục để nồi nước lẩu không bị đục nhé.
Bước 3: Lọc mắm cá linh
Mắm cá linh, mắm cá sạch phải chọn loại ngon, chất lượng mới nấu được nồi lẩu mắm cá linh đúng vị miền Tây. Cho mắm cá vào 500ml, bắc lên bếp nấu sôi, đến khi mắm bắt đầu mềm dẻo thì tắt bếp. Lấy rây hoặc vải mùng, lọc phần xác cá và nước của mắm cá linh ra để riêng. Phần nước sẽ cho vào nồi nước xương heo đang hầm, nấu thành nước lẩu mắm cá linh. Mọi người đập dập vài củ sả, cho vào nồi để tăng hương vị. Nêm nếm gia vị vừa ăn, tắt bếp.
Bước 4: Xào chín cà tím
Cà tím cắt các thanh dài, khoảng một gang tay. Xào trên bếp cho vừa đủ chín. Khi nồi nước dùng đã xong, cho cà tím vào để ăn cùng.
Bước 5: Thưởng thức
Chuẩn bị, bày biện tôm, mực, rau ra các dĩa. Đặt nồi nước lẩu mắm cá linh giữa bàn. Đợi nước lẩu sôi, lần lượt nhúng các loại thịt, hải sản vào, sau đó là rau.
Món này ăn kèm với chén nước mắm cay cay là không thể chê. Nồi nước dùng thơm, ngọt của xương heo và mắm. Mọi người cần lọc mắm kĩ, không để xác lợn cợn nhé. Kết hợp với bún là giúp bạn no cả một buổi.
Mắm cá linh mọi người cần chọn nơi uy tín để mua. Người quen hoặc cửa hàng chuyên bán mắm miền Tây để đảm bảo chất lượng của mắm.
Khi mua mắm cá linh ở siêu thị mọi người cần phải chú ý xem hạn sử dụng. Vì mắm ngon cần có quá trình lên men, nếu như không cẩn thận sẽ mua trúng phải mắm có dòi như vậy sẽ không thể chế biến.
Cá linh nên mua vào đầu mùa mưa, tầm tháng 7, tháng 8 cá sẽ rất tươi, ngon, béo.
Các loại rau ăn kèm nên tìm các loại rau miền Tây để món lẩu mắm cá linh đúng chuẩn vị nhất.
Khi nấu nước dùng, có thể dùng xương heo hoặc xương gà, xương cá.
Nấu nước lẩu bằng xương, phải liên tục vớt bọt màu nâu đen để nồi nước được trong.
Đặc trưng của mắm là vị mặn nên mọi người phải cho từng chút một và nêm nếm để món lẩu cá linh không bị gắt bởi mắm.
Lươn, thịt bò, tôm, mực đợi nước sôi rồi cho vào, nấu chín rồi hãy ăn. Tránh ăn thịt tái sẽ không tốt cho cơ thể.
Rau nên nhúng vào cuối cùng, không để lâu sẽ mất độ giòn của rau.
Nên ăn cùng bún để trung hòa được vị mặn đặc trưng của món lẩu mắm cá linh. Mì tôm có vị mặn trước nên ăn kèm với món này sẽ không hợp.
Cá linh có nguồn gốc từ vùng Biển Hồ, Campuchia. Mỗi khi vào mùa nước lũ, theo các dòng chảy, cá linh lại xuất hiện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, tạo nguồn thủy sản dồi dào cho nơi đi.
Cá linh thuộc dòng cá chép, thân nhỏ, đầu dẹp, hai mắt to tròn và lồi. Vảy của cá linh dày và mềm. Phần lưng có màu ánh vàng, bụng có màu trắng.
Hiện nay, vào mỗi mùa nước nổi, người dân lại chế biến nhiều món ăn thơm ngon. Từ dân dã đến cao cấp, phục vụ từ bình dân đến sang trọng.
Nhận thấy lợi ích từ cá linh, người dân đã nhân giống cá linh, nuôi tại hồ. Mọi người có thể thưởng thức cá linh quanh năm, không còn chờ vào mùa nước lũ như trước. Cá linh ngày nay bán tại các chợ và siêu thị khắp đất nước.
Cá linh mua về làm sạch. Tiến hành cắt mang cá, rạch bụng để lấy ruột cá ra ngoài. Rửa sạch với nước. Lấy ít muối vào trong thau, khuấy đều cho muối tan rồi cho cá linh vào. Ngâm cá linh từ 4-5 tiếng. Sau đó, rửa sạch với nước muối và ép chặt trong lọ.
Link nội dung: https://duhocminhanh.com/huong-dan-nau-lau-mam-ca-linh-ngon-dam-da-huong-vi-mien-tay-a13523.html