Địa ngục của tội tà dâm

Thứ bảy là địa ngục Thiết Sàng (Giường Sắt), cái giường này cũng bị lửa đốt, người thọ hình phạt nằm trên giường, giống như hiện nay chúng ta nói thiêu trên bổng sắt, còn nghiêm trọng hơn thiêu bổng sắt rất nhiều. Thiêu trên bổng sắt còn thiêu chưa đỏ, còn giường này thì thiêu đến đỏ rực. Trong kinh Phật nói hình phạt loại này hơn phân nửa đều là quả báo tà dâm, dâm dật.

Tà dâm là nỗi thống khổ lớn

Địa ngục của tội tà dâm

Ảnh minh họa.

Thứ mười ba là địa ngục Bão Trụ (Ôm Trụ), đây cũng là địa ngục Bào Lạc. Cây trụ, trụ sắt đốt cháy đỏ rực xong để cho tội nhân ôm, trong kinh đức Phật nói đây là chúng sanh ngu si trong thế gian nhiễm ái tà dâm, đọa vào địa ngục này, địa ngục này vô cùng tàn khốc.

Đầu năm Dân Quốc, cư sĩ Chương Thái Viêm làm phán quan cho đại đế Đông Nhạc, ông đọc kinh [khá nhiều] và cảm thấy địa ngục Bão Trụ này quá tàn nhẫn, đã từng thỉnh cầu đại đế Đông Nhạc xin phế bỏ hình phạt này. Đại đế Đông Nhạc bèn phái hai tên tiểu quỷ dẫn ông đến chỗ đó coi, coi xong về rồi nói tiếp. Tiểu quỷ dẫn ông đến địa ngục này nhưng ông chẳng nhìn thấy gì cả, lúc đó ông mới vỡ lẽ. Ông mới hiểu đây là do nghiệp lực của mình biến hiện ra, nếu ông không có nghiệp lực này thì không nhìn thấy. Mới biết tự làm tự chịu, chẳng phải do vua Diêm La lập ra hình phạt cho tội nhân thọ chịu, thế nên vua Diêm La cũng chẳng thể làm gì được.

Cảnh giới địa ngục là do tự mình biến hiện mà ra, do nghiệp lực hiện ra, chẳng liên quan gì đến những quỷ vương này. Những kẻ đầu trâu mặt ngựa trong địa ngục, quỷ tốt từ đâu đến? Cũng từ nghiệp lực của mình biến hiện ra.

Giống như một người nằm mộng vậy, là cảnh giới như vậy, thế nên mới hiểu rõ đạo lý này. Cảnh giới địa ngục trong đoạn kinh phía trước đã nói rõ, chỉ có hai hạng người có thể nhìn thấy: Một là người thọ tội, hai là Bồ Tát vào địa ngục để độ chúng sanh. Bồ Tát có định lực, có công phu có thể đột phá cảnh giới này, họ có thể nhìn thấy. Nếu chẳng phải hai hạng người này thì dù địa ngục ở ngay trước mặt cũng nhìn không thấy. Đây là quả báo của tà dâm. Trong kinh nói một ngày một đêm có chín trăm ức lần sanh tử, sanh tử quả thật là ở trong từng sát na.

Trích từ: Ðịa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký - Tập 16.

Link nội dung: https://duhocminhanh.com/dia-nguc-cua-toi-ta-dam-a13944.html