Thế giới đang ngày càng thay đổi, kiến thức cũng trở nên vô cùng quan trọng, chính vì thế mỗi người cần phải có cho mình “Cuốn sách trí thức riêng” của bản thân, nó sẽ là thanh gươm giải quyết các vấn đề khó khăn trong học tập, công việc, đời sống… Hãy cùng Topbee đến với bài Đọc hiểu Bước ra thế giới (trong thế giới thay đổi nhanh chóng này) nhé!
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.
Câu 2: Theo tác giả, việc học liên tục tác động như thế nào đến trí não của con người?
Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu Với họ, học tập suốt đời là quá trìnhthám hiểm để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của họ.
Câu 4. Những bài học về lẽ sống anh/chị rút ra sau khi đọc đoạn trích?
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là nghị luận.
Câu 2:
- Theo tác giả, việc học liên tục làm cho trí não trở nên tích cực, năng động hơn
Câu 3:
- Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng làm tăng giá trị biểu đạt cho câu văn, giàu hình ảnh, khiến nó trở nên sinh động hơn. So sánh học tập với quá trình thám hiểm nhằm bộc lộ quá trình học tập là thử thách cần phải thám hiểm, khám phá nên những điều cốt lõi và sâu xa hơn thay vì chỉ quẩn quanh dựa trên những kiến thức có sẵn thoáng qua.
Câu 4:
- Từ đoạn trích trên em rút được bài học lẽ sống:
+ Tập thói quen học tập, làm việc một cách tự giác, có kỉ luật thay vì lười biếng, ỷ lại
+ Không phụ thuộc vào những thứ đã có sẵn mà hãy tìm hiểu sâu rộng hơn nữa để mở mang tầm hiểu biết của bản thân
Câu 1: Theo tác giả, kỹ năng học tập suốt đời yêu cầu điều gì ở mỗi người?
Câu 2: Chỉ ra điểm khác biệt giữa những người học tập suốt đời với những người không học tập suốt đời khi ở độ tuổi trung niên, lớn tuổi
Câu 3: Anh/ chị có suy nghĩ gì về việc người học tự "đặt ra các câu hỏi” để khám phá ra trí thức mới?
Câu 4: Anh/ chị rút ra được thông điệp gì qua đoạn trích trên?
Câu 1:
- Theo tác giả, kỹ năng học tập suốt đời yêu cầu tính tự giác kỉ luật và kiên trì
Câu 2:
- Trong đoạn trích, đối với những người học tập suốt đời khi đã lớn tuổi, trí não của họ vẫn còn tỉnh táo. Trái lại, với những người không học tập suốt đời đến tuổi trung niên họ đã có triệu chứng lãng quên hay dấu hiệu sớm của bệnh Alzheime
Câu 3:
- Người học tự đặt ra các câu hỏi để bản thân cần một lời giải đáp chi tiết nhất, mỗi một lần hỏi sẽ là một lần đi tìm câu trả lời, học theo cách riêng của bản thân không theo một lối mòn quy tắc phức tạp, điều đó vô hình chung giúp cho họ học hỏi, biết thêm được nhiều kiến thức mới hơn.
Câu 4:
- Từ đoạn trích trên, em rút ra được thông điệp: Hãy luôn chăm chỉ, kiên trì học tập, dù đang ở trong bất cứ độ tuổi nào đi chăng nữa, điều đó sẽ giúp ích rất lớn trong việc bổ sung trang sách trí thức của chính bản thân mình. Trong việc học, công việc, đời sống những kiến thức đã được tiếp thu cũng đem lại lợi ích rất lớn
Link nội dung: https://duhocminhanh.com/doc-hieu-buoc-ra-the-gioi-trong-the-gioi-thay-doi-nhanh-chong-nay-a16575.html