Bên cạnh các phương pháp trị liệu thông thường, bác sĩ còn yêu cầu người bệnh nên tập các tư thế ngồi cũng như tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Vậy, người bị thoát vị đĩa đệm nên nằm và ngồi như thế nào để thuyên giảm tình trạng bệnh? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm
Theo các chuyên gia, thói quen ngồi lâu có nguy cơ khiến cột sống nhận thêm thương tổn, từ đó làm cho bệnh thoát vị đĩa đệm dễ trở nặng. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề như nhân viên văn phòng, việc thường xuyên ngồi một chỗ là không thể tránh khỏi.
Do đó, nhằm hạn chế tình trạng trên phát sinh, bác sĩ có thể đề xuất một số tư thế ngồi cho người thoát vị đĩa đệm như sau:
- Đặt khuỷu tay vuông góc với cánh tay khi ngồi làm việc.
- Để giảm thiểu áp lực đè lên cột sống, đừng quên ngồi thẳng lưng. Bạn có thể chọn ghế cho người thoát vị đĩa đệm hoặc ghế có phần tựa lưng thẳng nhằm duy trì thói quen này.
- Đảm bảo màn hình máy tính vừa tầm mắt. Hạn chế cúi đầu hoặc ngước nhìn để tránh tạo thêm sức ép lên đốt sống cổ bằng cách:
- Giữ khoảng cách từ ghế đến màn hình phù hợp. Ngồi quá gần máy tính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mắt. Ngược lại, khoảng cách quá xa lại khiến bạn rướn người về phía trước, gây tác động trực tiếp đến cột sống lưng và cổ.
- Điều chỉnh ánh sáng thích hợp. Cường độ ánh sáng yếu dễ dẫn đến tư thế ngồi cúi người, gây hại cho cột sống thắt lưng cũng như cổ.
- Chỉnh độ cao của ghế sao cho bàn chân luôn tiếp xúc với mặt đất.
- Đừng cố gắng rướn chân chạm mặt đất. Thay vào đó, hãy tìm một vật để kê chân.
- Nên đứng lên và vận động nhẹ sau mỗi 45 - 60 phút. Điều này sẽ làm giảm bớt áp lực mà cột sống phải chịu đựng.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên tránh tư thế ngồi như thế nào?
Các tư thế ngồi mà người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nên tránh gồm:
- Ngồi xổm hoặc ngồi khoanh chân, bắt chéo chân. Điều này gây tăng thêm sức ép lên phần cột sống thắt lưng.
- Thói quen vặn mình khi đang ngồi. Động tác vặn mình dễ gia tăng áp lực lên sụn cùng đĩa đệm. Mặt khác, đột ngột vặn mình còn có nhiều nguy cơ làm giãn dây chằng lưng, gây đau đớn khó tả.
Bài viết liên quan: Hướng dẫn tư thế ngồi đúng hạn chế đau lưng
2. Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm
Khi bị thoát vị đĩa đệm, ngoài tư thế ngồi, bạn cũng cần lưu ý nằm ngủ sao cho đúng. Thực tế, không ít nghiên cứu cho thấy tư thế nằm không chỉ tác động đến tình trạng cột sống mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ. Trong mọi trường hợp, chất lượng giấc ngủ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể.
Chính vì vậy, các chuyên gia đã đề ra những tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm như sau:
2.1. Nằm nghiêng và co gối
Đối với người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, đây là một trong những tư thế nằm phù hợp và đơn giản nhất. Tất cả những gì bạn cần làm là nằm nghiêng sang một bên và co gập đầu gối lại. Tư thế này có thể giúp bạn:
- Kéo giãn cột sống.
- Mở rộng khoảng cách giữa các khớp xương, từ đó phân tán bớt lực chèn ép ở đĩa đệm.
- Hỗ trợ cơ chân linh hoạt hơn.
2.2. Nằm nghiêng và kê gối giữa hai chân
Khác với tư thế nằm nghiêng co gối, khi điều chỉnh tư thế nằm này, bạn sẽ cần thêm một “phụ kiện” là chiếc gối nhỏ kẹp giữa hai đầu gối. Ngoài ra, hai chân cũng chỉ co nhẹ chứ không gập hẳn như tư thế trên.
Mặt khác, bạn còn có thể sử dụng gối kê lưng thoát vị đĩa đệm nhỏ ở vùng thắt lưng nhằm giữ đường cong sinh lý của cột sống. Trong trường hợp này, chiếc gối đảm nhiệm công việc nâng vùng xương hông và xương chậu, từ đó giảm bớt áp lực lên cột sống.
2.3. Nằm sấp và kê gối (hoặc chăn) dưới bụng
Tư thế này chủ yếu dành cho người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Việc nằm sấp có thể xoa dịu vùng cổ và lưng trên, giúp hai khu vực này thư giãn. Bên cạnh đó, sự góp mặt của chiếc gối (hoặc chăn) ngăn thắt lưng không uốn cong quá mức.
Tuy nhiên, các chuyên gia không đánh giá cao tư thế nằm ngủ này, do tác động tiêu cực đến tim và phổi từ việc nằm sấp.
2.4. Nằm ngửa và kê gối dưới chân
Theo đánh giá từ nhiều nghiên cứu, đây là tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm tốt nhất. Tư thế này không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Chiếc gối kê sẽ được đặt bên dưới đầu gối. Việc nằm ngủ với tư thế này có tác dụng cân bằng lực tác động lên cột sống, đồng thời điều chỉnh lại đường cong sinh lý vốn có của cột sống.
Bài viết liên quan: Các tư thế ngủ đúng giúp cho giấc ngủ ngon hơn
3. Làm thế nào để điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc và phẫu thuật?
Phần lớn trường hợp, mọi người có xu hướng áp dụng các phương pháp điều trị như phẫu thuật hoặc thuốc giảm đau để chữa lành thương tổn do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Tuy nhiên, ngày nay, không ít nghiên cứu cho rằng các biện pháp trên không hoàn toàn giải quyết triệt để nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, họ cũng chỉ ra những biến chứng không mong muốn, chẳng hạn như:
- Nhiễm trùng
- Tổn thương gan, thận và dạ dày
- Nguy cơ tái phát cao
Do đó, các chuyên gia đã tìm ra một phương án hữu hiệu hơn là trị liệu thần kinh cột sống. Cơ chế hoạt động của liệu pháp này là điều chỉnh lại những sai lệch trong cấu trúc cột sống, đồng thời tạo điều kiện cho các đĩa đệm bị trượt ra ngoài quay lại vị trí vốn có. Từ đó, những triệu chứng đau nhức sẽ biến mất.
Theo thống kê, hơn 80% người bệnh nhận được kết quả như mong muốn sau quá trình chữa trị. Điều này cũng giúp trị liệu thần kinh cột sống trở thành phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả ở nhiều nước châu Âu và Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam, Phòng khám ACC - chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao cùng kinh nghiệm hoạt động hơn 15 năm, ACC hứa hẹn sẽ đem lại kết quả tốt nhất có thể cho người bệnh.
Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám ACC còn đưa vật lý trị liệu phục hồi chức năng vào chương trình điều trị với những loại hình hiệu quả, an toàn như:
- Giảm áp cột sống thắt lưng cùng thiết bị Vertetrac
- Cải thiện tuần hoàn máu và giảm đau nhanh chóng với trị liệu laser thế hệ IV
- Kéo giãn giảm áp cột sống bằng máy DTS
- Đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương nhờ sóng xung kích Shockwave
- Vận động trị liệu tích cực với máy ATM2
Đừng để những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra hành hạ và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy đăng kí đặt hẹn ngay với đội ngũ bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Thần kinh Cột sống giàu kinh nghiệm từ ACC để được tư vấn và điều trị ngay hôm nay!
Xem thêm:
- Bài tập cho người thoát vị đĩa đệm nên tập
- Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?
- Các cách chữa thoát vị đĩa đệm bạn nên biết